Lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu 100% tiến bộ trong 3 tháng

Được đăng vào 16/11/2020 bởi EduPath
lộ trình học IELTS - The Edge Learning Center

Nếu bạn là người mới bắt đầu luyện thi IELTS, việc tìm kiếm các câu hỏi như ‘lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu’ hay ‘bắt đầu học IELTS như thế nào’ là việc vô cùng quen thuộc.

Những sĩ tử IELTS nhà EduPath thường ví việc học IELTS như một trận chiến. Để ‘ra trận’ và mang ‘chiến thắng’ trở về thì việc quan trọng không kém sự nỗ lực chính là bí kíp và lộ trình luyện thi IELTS hiệu quả. Với khối lượng kiến thức đa dạng và yêu cầu cao ở cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết (Listening, Speaking, Reading, Writing) thì việc đạt được Band điểm IELTS 6.5 hay IELTS 7.0 là không dễ dàng.

Thấu hiểu được điều đó, EduPath mang đến cho bạn lộ trình luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu thật hiệu quả, đảm bảo 100% tiến bộ rõ rệt trong vòng 3 tháng. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Học IELTS cho người mới bắt đầu như thế nào? Cùng lắng nghe kinh nghiệm của Khánh Vy!

Kinh nghiệm học IELTS cho người mới bắt đầu: Hiểu rõ IELTS và hiểu rõ bản thân

Giống như việc đánh trận phải ‘biết địch biết ta’, để thành công chinh phục Band điểm mong muốn trong ‘cuộc chiến IELTS’, bạn cũng cần hiểu rõ IELTS và hiểu rõ bản thân để có chiến lược học phù hợp.

Hiểu được IELTS là gì? Học IELTS có gì khác so với học tiếng Anh thông thường?

IELTS được chia thành hai loại chính là hệ Academic - Học thuật và General - Tổng quát dành cho những đối tượng khác nhau nên bạn cần chú ý sự tương đồng và khác biệt để có lựa chọn chính xác - Anh ngữ EduPath
IELTS được chia thành hai loại chính là hệ Academic – Học thuật và General – Tổng quát dành cho những đối tượng khác nhau nên bạn cần chú ý sự tương đồng và khác biệt để có lựa chọn chính xác.

IELTS là viết tắt của International English Language Testing System – Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế, được công nhận hởi hơn 10,000 tổ chức (giáo dục, nhà tuyển dụng, chính phủ, …) tại hơn 140 quốc gia. Đa phần những bạn muốn du học, sinh sống và làm việc tại nước ngoài đều cần có chứng chỉ này.

Người học IELTS từ con số 0 thường nhầm lẫn IELTS với việc học tiếng Anh thông thường như thời phổ thông. Tuy đều là tiếng Anh, nhưng học IELTS lại tập trung nhiều hơn vào khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường học thuật hoặc giao tiếp trong các tình huống công việc chuyên ngành. Chủ đề, kiến thức và từ vựng của IELTS cũng vì thế mà mở rộng hơn ở các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội và công nghệ.

IELTS được chia thành hai loại chính là hệ Academic – Học thuật và General – Tổng quát. Mỗi loại hình thường có mục đích sử dụng và dành cho những đối tượng khác nhau nên bạn cần chú ý sự tương đồng và khác biệt để có lựa chọn chính xác.

  • IELTS Học thuật (Academic) là bài thi đánh giá năng lực ngôn ngữ dùng trong môi trường học thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu của những bạn muốn học tập hoặc nghiên cứu tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở các quốc gia nói tiếng Anh
  • IELTS Tổng quát (General) là bài thi đánh giá năng lực, kỹ năng ngôn ngữ trong cuộc sống thường nhật, nhằm đáp ứng nhu cầu của những bạn muốn sử dụng tiếng Anh trong mục đích sống và làm việc hàng ngày, hoặc những người định cư và làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh

Hiểu rõ mục đích và trình độ của bản thân

Bạn cần xác định được rõ ràng mục đích học IELTS để làm gì? - Anh ngữ EduPath
Bạn cần xác định được rõ ràng mục đích học IELTS để làm gì?

Học IELTS nên bắt đầu từ đâu? Trước khi hướng dẫn học IELTS, EduPath thường hay hỏi các bạn: Bạn học IELTS để làm gì? Bởi IELTS có hai dạng Academic và General như trên, nên việc xác định rõ mục đích ngay từ ban đầu là rất quan trọng.

Nếu nói ngắn gọn, thông thường, bạn muốn du học bậc Cao đẳng trở lên, làm việc theo hướng học thuật nghiên cứu thi IELTS Học thuật (Academic) là lựa chọn tối ưu. Ngược lại, nếu bạn muốn du học bậc THPT, định cư nước ngoài hoặc đi làm thi IELTS Tổng quát (General) thường phù hợp hơn.

Sau khi xác định được mục đích, bạn cần hiểu rõ trình độ tiếng Anh của bản thân để xây dựng được lộ trình học IELTS phù hợp, cải thiện được điểm yếu và củng cố điểm mạnh.

Hiểu rõ được bản thân đang ở vị trí nào sẽ giúp bạn vạch ra được lộ trình học phù hợp nhất cho mình. Thường thì những ai hay hỏi về kinh nghiệm tự học IELTS, phương pháp cải thiện điểm số cho các kỹ năng thì những người đó đều tự nhận mình là người mới bắt đầu học IELTS.

Tuy nhiên, lộ trình học IELTS hiệu quả cho những người mới bắt đầu sẽ không hề giống nhau nếu bạn có xuất phát điểm tiếng Anh khác nhau. Có nghĩa là, “người mới bắt đầu học IELTS” có thể được chia thành hai nhóm đối tượng riêng biệt như sau:

  • Đối tượng 1: người mất gốc Tiếng Anh hoặc không biết gì về tiếng Anh hoặc là chỉ biết chút ít và ngữ pháp lỏng lẻo, phát âm bập bõm, từ vựng cực kém và gần như không nghe nói được.
  • Đối tượng 2: người có nền tảng ngữ pháp tốt, vốn từ vựng nhiều và biết cách phát âm, khả năng nghe đọc tốt nhưng chưa từng ôn luyện hoặc thi IELTS lần nào

Bạn có thể xác định trình độ tiếng Anh của mình bằng cách tìm đến một trung tâm Anh ngữ chuyên đào tạo và luyện thi IELTS gần nhất để đăng kí làm bài kiểm tra năng lực đầu vào. Lộ trình học IELTS cho người hoàn toàn mất gốc và người đã có một chút nền tảng sẽ có phần khác biệt.

-> Cùng kiểm tra trình độ IELTS miễn phí với EduPath nhé!

Xác định thời gian học IELTS

Có nhiều bạn thường bỏ qua yếu tố này. Trên thực tế, EduPath nhận định đây là một trong những yếu tố khá quan trọng.

Việc sắp xếp thời gian này sẽ tùy thuộc vào điều kiện giờ giấc cho phép của mỗi người mà sắp xếp cho linh hoạt. Ví dụ như đối với những ai đang đi làm toàn thời gian thì có thể tranh thủ các buổi tối sau giờ là hành chính để đi học thêm hoặc dành ra 1 ngày cuối tuần để “cày cuốc chăm chỉ”. Hay đối với các bạn sinh viên/học sinh có nhiều thời gian hơn, nên sẽ có khung thời gian rộng hơn và sẽ thoải mái hơn khi sắp xếp lịch học.

Bạn cần trả lời được những câu hỏi như:

  • Thời gian bạn có thể dành ra để học IELTS mỗi ngày là bao nhiêu?
  • Thời gian có hay bị gián đoạn không?
  • Có thể học những buổi cố định nào không?

Sau khi đã xác định được quỹ thời gian dành cho việc luyện thi IELTS, bạn có thể hướng đến việc xem xét học Offline hay Online để linh động thời gian và đạt hiệu quả tối ưu.

Lộ trình học thi IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả

Lộ trình luyện thi chắc chắn giúp bạn giỏi lên:

Giai đoạn 1: Nền tảng – Nói không với IELTS, tập trung vào tiếng Anh căn bản

1 Mục tiêu: 3.0 IELTS

Học IELTS như thế nào khi bắt đầu từ con số 0? ‘Vạn sự khởi đầu nan’. Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu khó khăn nhất có lẽ chính là giai đoạn này. Mở đầu cuộc chiến IELTS, thay vì đặt mục tiêu là con số 0 tròn trĩnh hoặc con số 6.0 quá xa vời, bạn nên thử bắt đầu mới target IELTS 3.0 hoặc 4.0.

Với giai đoạn làm nóng người này, khoan hãy nghĩ để những đề thi IELTS, bạn nên tập trung ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức tiếng Anh, gồm từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Đây là kiến thức nền vô cùng quan trọng để giúp bạn tiến bộ nhanh chóng trong các giai đoạn tiếp theo.

2. Ngữ pháp

Ngữ pháp là thứ đầu tiên chúng ta tiếp cận khi mới bắt đầu học tiếng Anh và hầu như phải ôn luyện liên tục trong suốt quá trình học. Sử dụng ngữ pháp một cách đa dạng và chính xác (grammatical range and accuracy) là một trong những tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Writing và Speaking. Ngữ pháp cũng hỗ trợ rất nhiều khi bạn làm bài thi Reading và Listening.

Do đó, EduPath khuyên bạn nên tập trung xây dựng nền tảng ngữ pháp thật vững chắc. Hầu như các sĩ tử IELTS đều tập trung vào cuốn  “Cambridge – Grammar for IELTS” ở giai đoạn này. Hai phần những người mới bắt đầu luyện thi IELTS nên chú ý là Grammar – lý thuyết  và Grammar Exercise – bài tập. Bạn nên dành thời gian để củng cố và ôn lại các kiểm ngữ pháp trọng tâm cần học như:

  • Thì cơ bản trong IELTS (Verb Tenses)
  • Câu bị động
  • Modal verb (Động từ khuyết thiếu)
  • Linking words (Từ nối)
  • Cấu trúc câu so sánh
  • Các loại mệnh đề
  • Câu điều kiện

3. Từ vựng

Lộ trình ôn thi và học IELTS hiệu quả tốt nhất thời gian này là bạn nên thủ sẵn cho mình một bộ từ điển Anh – Anh (không được sử dụng từ điển Anh – Việt). Hoặc nếu sử dụng smartphone, bạn hãy tải một trong những ứng dụng từ điển hữu ích dưới đây về điện thoại của mình và sử dụng chúng trong suốt quá trình ôn luyện:

  • Oxford Dictionary
  • Longman Dictionary
  • Cambridge Dictionary

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay nhỏ hoặc sử dụng ứng dụng “Note” trong điện thoại để ghi lại những từ vựng vừa mới học. Mỗi ngày hãy học khoảng 10 từ mới, đừng cố nhồi nhét quá nhiều.

Bạn cũng có thể sử dụng những quyển sách dưới đây để giúp việc ôn tập dễ dàng hơn.

  • Check Your Vocabulary for IELTS
  • Cambridge Vocabulary for IELTS
  • Oxford word Skill
  • Vocabulary in use

4. Phát âm

Đầu tư học phát âm ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sau này các bạn dễ nâng Band điểm cao. Đây là phần khá khó học từ sách vở nên sẽ gây cản trở ít nhiều. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì kỹ năng nào cũng có thể cải thiện nếu bạn chịu khó.

Kinh nghiệm học IELTS cho người mới bắt đầu hoàn toàn mất gốc tiếng Anh là hãy dành thời gian đọc bảng âm tiếng Anh trước. Bạn có thể tham khảo 2 cuốn sách Pronunciation in use và American Accent Training (nếu bạn thích giọng Anh – Mỹ).

Ngoài ra, bạn nên học thêm từ thầy cô, video, các kênh Youtube hoặc các khoá học bổ trợ phát âm.

Muốn luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, hãy tập cải thiện khả năng nghe của mình bằng cách nghe và viết ra những gì mình vừa nghe được - Anh ngữ EduPath
Muốn luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, hãy tập cải thiện khả năng nghe của mình bằng cách nghe và viết ra những gì mình vừa nghe được.

5. Luyện nghe

Cách học IELTS cho người mới bắt đầu là hãy tập cải thiện khả năng nghe của mình bằng cách nghe và viết ra những gì mình vừa nghe được. Bạn có thể truy cập vào một trong các trang dưới đây tuỳ theo mức độ và khả năng nghe của bạn:

  • Spotlight English
  • Listen and Write
  • VOA English
  • BBC English

Mỗi ngày, bạn hãy chọn nghe 1 bài nghe và nghe lặp lại 3 lần (hoặc có thể hơn, tùy theo khả năng tiếp thu của mình). Lần đầu, bạn chỉ cần tập trung lắng nghe nội dung và thử đoán xem bài nghe đang nói về chủ đề gì. Lần thứ 2, hãy nghe lại video và kết hợp xem scripts có sẵn để xem xem bạn sai hay cần lưu ý ở những điểm nào mà lần 1 bạn không nghe được. Lần thứ 3, hãy nghe và viết lại những gì mà bạn nghe được và không được nhìn scripts.

Bên cạnh đó, các có thể học theo các tài liệu như Listen Carefully (cho người mới bắt đầu) hoặc Basic IELTS Listening (cho người đã có kiến thức nền tảng).

Về tài liệu, các bạn nên học theo cuốn “”, phù hợp với trình độ beginner.

Ngoài ra, hãy cố gắng tăng tối đa việc nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như, hãy tập nghe nhạc, xem phim và các chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mặc dù trong lúc nghe bạn sẽ gặp nhiều từ không hiểu nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành dần thói quen ngôn ngữ trong não bộ.

Một số kênh luyện nghe tiếng Anh có thể tham khảo như:

  • Kênh hoạt hình (phù hợp cho những bạn trình độ thấp): Cartoon Network, Disney Channel
  • Các bộ phim hay: HBO, How I Met Your Mother, The King’s Speech, Games of Thrones
  • Các chương trình Talk show: TED Talks, The Ellen Show, Dr Phil Show, Late Night, The Tonight Show, Jimmy Kimmel Live, Conan, Oprah, The Graham Norton Show, Chatty Man, Loose Women
  • Thời sự: BBC, BBC News
  • Chương trình truyền hình thực tế: Masterchef, Amazing Race
  • Kênh radio: ABC Radio, BBC Radio

Lưu ý: Luyện nghe là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và yêu thích. Vì vậy, khi mới bắt đầu nghe, bạn hãy chọn cho mình những bài nghe ngắn với chủ đề yêu thích để làm quen trước, tránh chọn những bài dài dòng, khó nghe.

6. Nâng cao khả năng nói

Khi bắt đầu luyện nói, bạn hãy tập trung vào 2 mục tiêu chính: phát âm không sai và nói trôi chảy, không đặt nặng ngữ pháp.

Bạn hãy chọn cho mình những video theo chủ đề yêu thích của bản thân, sau đó bắt đầu nghe và “nhại” theo giọng điệu của họ, đồng thời hãy thu âm lại giọng nói của bạn. Sau đó, hãy nghe lại bản ghi âm của bản thân và đối chiếu xem có khác biệt gì với giọng của người bản xứ không, từ đó khắc phục lỗi và học cách nhấn nhá, ngữ điệu. Mặc dù phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu này cần sự kiên nhẫn và rất dễ nản, nhưng nó lại mang lại hiệu quả rất cao nếu bạn giữ được nhịp độ luyện tập đều đặn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham gia vào các hoạt động giao lưu và nói tiếng Anh với người bản xứ ví dụ như các câu lạc bộ nói tiếng Anh tại địa phương mình.

  • Nếu ở Hà Nội, bạn có thể thử tham gia: Hanoikids Club, Knowmads Hanoi School
  • Nếu ở HCM:  Mundo Lingo Saigon, Saigon Master’s Cup, IZI English

7. Luyện kỹ năng đọc

Hãy dành ra cho bản thân 30 phút vào mỗi buổi sáng để đọc các bài báo, bản tin thời sự tiếng Anh. Việc này không chỉ giúp bạn tạo thói quen đọc chữ tiếng Anh, mà còn giúp bạn hình thành khả năng tư duy lập luận và cách đưa ra các quan điểm khác nhau trong bài viết IELTS. Bạn có thể tham khảo một số trang báo tiếng Anh sau:

  • Báo tiếng Anh về thời sự quốc tế: The Economist, New York Times, The Guardian, CNN News, ABC News, BBC News,  Telegraph News
  • Báo tiếng Anh về thời sự Việt Nam: Saigon News, The Saigon Times, Thanh Nien News, Tuoi Tre News, Vietnam News

8. Tập viết mỗi ngày

Đây được xem là giai đoạn nền trước khi chính thức giải đề IELTS nên bạn cần ưu tiên củng cố lại ngữ pháp tiếng Anh, các cấu trúc câu và cách viết nhiều câu thành một đoạn văn. Bạn có thể tìm học và làm theo hai quyển sách dưới đây:

  • Cambridge English Grammar in Use
  • Writing in Paragraphs

Chỉ cần cố gắng khai thác hết 2 quyển sách này, chắc chắn khả năng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Giai đoạn 2: Khởi động với IELTS

1. Mục tiêu: IELTS 5.0

Ở chặng này, mục tiêu chính là làm quen với các dạng bài cơ bản trong bài thi IELTS ở cả 4 kỹ năng Listening, Reading, Writing và Speaking.

Đầu tiên, bạn cần nắm rõ cấu trúc đề. Nếu như TOEIC chỉ gồm hai kỹ năng là Nghe và Đọc thì bài thi IELTS có cấu trúc hoàn thiện hơn với hoàn chỉnh đầy đủ 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Bên cạnh đó, IELTS còn được chia thành hai hình thức thi là IELTS học thuật và IELTS tổng quát. Mỗi hình thức đều có điểm chung và điểm khác nhau trong cấu trúc đề.

Tuỳ theo hình thức thi IELTS bạn lựa chọn mà sẽ có cấu trúc đề khác nhau. Nhưng nhìn chung cả hai không sai biệt lắm - Anh ngữ EduPath
Tuỳ theo hình thức thi IELTS bạn lựa chọn mà sẽ có cấu trúc đề khác nhau. Nhưng nhìn chung cả hai không sai biệt lắm.

2. IELTS Listening

IELTS học thuật và IELTS tổng quát đều có cấu trúc bài thi phần Listening giống nhau, kéo dài trong 40 phút. Thí sinh sẽ được phát cho hai tờ tài liệu là:

  • Question booklet ⇒ Phần câu hỏi, cho phép ghi chú và gạch xoá thoải mái khi nghe.
  • Answer sheet ⇒ Phần điền đáp án của thí sinh.

Cấu trúc: Gồm 4 parts với 40 câu hỏi

  • Part 1:  Nghe đoạn hội thoại tương tác giữa 2 hoặc 3 người về các vấn đề thường ngày trong xã hội
  • Part 2:  Độc thoại về một chủ đề trong đời sống hằng ngày
  • Part 3:  Một cuộc hội thoại giữa nhiều người với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng đa phần là trong môi trường học tập. Phần này được đánh giá là khá khó vì nó yêu cầu bạn phải nhanh nhạy với các giọng nói từ các vùng miền khác nhau mới có thể bắt được thông tin
  • Part 4: Một bài diễn thuyết từ 1 người, thường là bài giảng ở các trường đại học. Phần này chứa khá nhiều từ vựng học thuật nhưng dễ nghe và tốc độ đọc cũng không quá nhanh

Các dạng bài cơ bản bạn thường bắt gặp bao gồm:

  • Multiple Choice Question
  • Form Completion
  • Sentence Completion – Summary Completion
  • Table Completion
  • Labeling a Map/Diagram
  • Matching Information
  • Short Answer Question
  • Pick from a List

Hãy làm các bài Listening từ đề IELTS (chỉ làm riêng phần Listening, không làm hoàn toàn một bộ đề IELTS) như sau:

  • Đầu tiên, nghe và ghi chép những gì bạn nghe được
  • Sau đó, kiểm tra bản bạn chép với script
  • Lặp đi lặp lại cho đến khi bạn nắm được ý chính của bài và viết được 50% bài nghe vào giấy
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể học nghe theo dạng script ‘đục lỗ’, điền những từ khoá/từ vựng khó nghe vào chỗ trống trong script có sẵn để ‘rèn tai’ nhanh nhạy hơn

3. IELTS Reading

Thời gian: 60 phút cho cả IELTS học thuật và IELTS tổng quát.

Cấu trúc: Gồm 3 đoạn văn ứng với 40 câu hỏi. Độ khó sẽ tăng dần theo từng đoạn văn nên yêu cầu bạn phải hết sức tập trung để nắm rõ thông tin.

Dạng học thuật (Academic): sẽ gồm 3 bài đọc dài, được trích chủ yếu từ sách, báo cáo, tạp chí và không mang tính chuyên môn cao. Các bài đọc thường dài, thông tin cung cấp nhiều, và không có các tiêu đề chính cho từng đoạn.

Dạng tổng quát (general training): sẽ có 3 sections được lấy từ các quảng cáo, thông báo, tài liệu công ty, tạp chí, sách.

  • Section 1 : gồm 2 hoặc 3 đoạn văn ngắn mang tính đời thực. Các chủ đề thường liên quan đến đời sống hằng ngày
  • Section 2 : cũng gồm 2 đoạn văn mang tính đời thực, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến công việc
  • Section 3 : gồm 1 đoạn văn dài và phức tạp hơn với chủ đề tự do

Với format đề của IELTS Reading, phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu ở giai đoạn này là tập trung vào những dạng bài thường gặp như:

  • Matching Headings
  • True/False/Not Given
  • Matching Paragraph Information
  • Summary Completion
  • Sentence Completion
  • Multiple Choice
  • List Selection
  • Choosing a Title
  • Categorization
  • Matching Sentence Endings
  • Table Completion
  • Flow Chart Completion
  • Diagram Completion
  • Short Answer

Để làm tốt những dạng bài này, bạn cần làm quen và trau dồi 2 kỹ năng chính:

  • Skimming: kỹ thuật đọc lướt để nắm được ý chính của bài. Đọc toàn bộ bài nhưng không đi vào chi tiết nội dung của bất cứ đoạn nào. Để luyện kỹ năng đọc lướt bạn nên đọc nhanh qua các tiêu để nhằm nắm được nội dung chính của cả đoạn và toàn bộ bài viết. Chú ý đến các opening sentences và concluding sentences vì thông thường các đoạn văn trong bài thi IELTS được viết theo 2 cách, diễn dịch và quy nạp, với câu đầu và câu cuối đoạn văn là topic sentence. Chú ý đến các danh từ quan trọng vì chúng có thể là ý chính trong bài
  • Scanning: kỹ thuật đọc nhanh toàn bài, mục đích là tìm kiếm dữ liệu, thông tin cần thiết và các thông tin cụ thể để trả lời câu hỏi. Scanning là một cách làm bài Reading IELTS cực kỳ quan trọng vì đôi khi kỹ năng skimming có thể giúp bạn nắm bắt ý chính nhưng cần phải chú ý đến cách tác giả sử dụng từ ngữ, nếu không rất dễ bị đánh lừa bởi câu hỏi. Còn scanning có thể áp dụng cho các dạng bài như multiple choice, complete the summary, true/false/not given.

Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5, Collins Reading for IELTS và Collins Listening for IELTS là 3 cuốn sách được nhiều bạn học viên EduPath tin tưởng sử dụng để làm quen với các dạng bài Listening và Reading ở giai đoạn này.

Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5 là tài liệu được nhiều bạn tin tưởng ở giai đoạn này - Anh ngữ EduPath
Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5 là tài liệu được nhiều bạn tin tưởng ở giai đoạn này.

4. IELTS Writing

Ở cả hai dạng thi IELTS, bài thi Writing đều được chia thành 2 phần là Task 1 và Task 2 trong thời gian 60 phút. Cấu trúc: Task 1 giới hạn là 150 từ và Task 2 giới hạn là 250 từ trở lên.

Ở giai đoạn này, Edupath khuyên bạn nên tập trung luyện Task 1 với số lượng 150 từ trở lên.

  • Ở dạng Học thuật (Academic): Bạn sẽ được cho một biểu đồ dạng cột, bảng, đường, … Bạn cần tóm tắt và miêu tả ngắn gọn nội dung bằng 1 bài báo cáo. Nếu muốn đạt được điểm cao ở phần này, bạn cần phải thể hiện được khả năng lựa chọn từ vựng, khả năng so sánh số liệu tốt bằng ngôn từ của bạn
  • Ở dạng Tổng quát (General): Bạn sẽ được cho sẵn một tình huống giả định. Sau đó bạn phải viết một bức thư yêu cầu thông tin và giải thích tình huống đang xảy ra. Văn phong mang tính cá nhân và phải trang trọng

Những dạng bài thường gặp ở Task 1 cho bài thi IELTS Academic bao gồm:

  • Line graph
  • Pie Chart
  • Bar chart
  • Table
  • Diagram
  • Map
  • Process
  • Mixed chart

Về tài liệu, bạn có thể tìm hiểu thêm cuốn Collins – Get ready for IELTS Writing.

5. IELTS Speaking

Giống với bài thi Listening, phần thi Speaking ở hai hình thức thi IELTS hoàn toàn giống nhau, thi trong thời gian 11-14 phút.

Cấu trúc: có ba phần, yêu cầu tương tác 1-1 trực tiếp giữa giám khảo với thí sinh. Bài thi của bạn sẽ được ghi âm để chấm.

Ở giai đoạn khởi động này, EduPath khuyên bạn nên bắt đầu với Part 1. Part 1 là cuộc phỏng vấn và giới thiệu nhỏ tầm 4-5 phút. Chủ đề thường là xoay quanh cuộc sống hằng ngày của bạn như Work, Study, Hometown, Family & Friends, Hobbies, Transport.

Giai đoạn 3: Tăng tốc – Luyện tập nhuần nhuyễn các kỹ năng làm bài

Khi đã làm quen với các dạng bài cơ bản, bước tiếp theo là tăng tốc, đi sâu vào các dạng bài khó hơn của từng kỹ năng - Anh ngữ EduPath
Khi đã làm quen với các dạng bài cơ bản, bước tiếp theo là tăng tốc, đi sâu vào các dạng bài khó hơn của từng kỹ năng.

1. Mục tiêu: IELTS 6.0 – IELTS 6.5

Khi đã làm quen với các dạng bài cơ bản, bước tiếp theo trong lộ trình học thi IELTS cho người mới bắt đầu là đi sâu vào các dạng bài khó hơn của từng kỹ năng.

2. IELTS Listening

Khi đã quen hơn với các dạng bài IELTS Listening ở giai đoạn trước, ở chặng này, bạn có thể tiếp tục ôn luyện các dạng bài cũ và học thêm những dạng còn lại như:

  • Matching/Classifying Information
  • Short Answer
  • Diagram/Flowchart completion

Những bạn đã từng trải qua giai đoạn của người mới bắt đầu, chia sẻ kinh nghiệm học IELTS Listening ở giai đoạn này là:

  • Hoàn thành hết một lượt bài nghe
  • Không vội kiểm tra đáp án, hãy kiểm tra transcript trước, gạch chân và ghi lại những từ khóa chính của bài
  • Nghe lại lần nữa để kiểm tra những câu chưa làm được hoặc chưa chắc
  • Kiểm tra đáp án và nghe lại toàn bài lần nữa

Đối với những bạn giải đề luyện thi IELTS từ con số 0, bạn nên mua cho mình cuốn sách “Hướng dẫn học IELTS Listening cho người mới bắt đầu”. Cuốn này có rất nhiều bài thực hành theo dạng câu hỏi, có độ dài khoảng 3-10 phút mỗi audio thôi, nên không khiến các bạn mới bị “khớp”. Nội dung cuốn sách cũng cung cấp các chiến thuật, từ vựng,… cho từng dạng câu hỏi vô cùng kỹ càng. Phần đáp án cũng được phân tích, giải thích, chỉ từ mới chi tiết.

Ngoài việc tập trung giải đề thì bạn cũng nên cải thiện kỹ năng nghe của mình bằng cách nghe nhiều hơn. Như đã chia sẻ ở Giai đoạn I, bạn có thể tăng khả năng nghe của mình bằng cách truy cập các trang web chuyên về tiếng Anh học thuật như Ted Talk, BBC News,… và nghe chúng mỗi ngày để rèn luyện.

3. IELTS Reading

Sau khi đã củng cố được những kiến thức nền tảng cơ bản cho mình như đã trình bày ở giai đoạn trên, việc còn lại lúc này của bạn chính là vận dụng hết những kiến thức bản thân đang có và thực hành ngay với bộ đề IELTS của Cambridge.

Nếu bạn lựa chọn thi IELTS Academic thì hãy tham khảo bộ sách giải đề IELTS Academic Reading. Còn nếu bạn thi IELTS General Training thì hãy tham khảo bộ giải đề IELTS General Training Reading của tác giả Trương Thế Khoa biên soạn. Bộ bài giải này gồm các bài giải vô cùng chi tiết và được trình bày dễ hiểu. Bên cạnh đó còn có những video được tác giả quay lại để hỗ trợ và hướng dẫn bạn học hiệu quả hơn.

4. IELTS Writing

Ở giai đoạn này, bạn bắt đầu tập trung vào Writing Task 2.

  • Ở dạng Học thuật (Academic): Bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận thể hiện ý kiến của bạn về một vấn đề, quan điểm nào đó
  • Ở dạng Tổng quát (General): giống như bài thi IELTS học thuật, bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận thể hiện ý kiến của bạn về một vấn đề, quan điểm nào đó

Đây là kỹ năng đòi hỏi bạn phải có một khả năng tư duy tốt, cách sắp xếp câu cú, sử dụng từ, và một phong cách viết bài rõ ràng.

Để cải thiện khả năng của mình, bạn hãy đọc thật nhiều bài viết mẫu hay và note lại những từ/ cụm từ hay, các cấu trúc miêu tả, cách diễn giải,… mà người ta sử dụng. Hãy bắt đầu từ các bài mẫu này mà dần dần phát triển ngôn từ và ngữ pháp của bản thân.

Ở giai đoạn này, bạn đừng ép bản thân giải quá nhiều để, vì chắc chắn là bạn làm rồi lại quên nhanh thôi. Thay vào đó hãy tập trung sửa lỗi ngữ pháp, nắm vững cấu trúc của bài viết, chọn lựa và sử dụng từ vựng đa dạng,…

Hãy cố gắng trang bị bộ từ vựng riêng cho mình, xoay quanh những chủ đề phổ biến thường gặp trong bài như:

  • Health
  • Environment
  • Education
  • Development
  • Globalisation
  • Criminal
  • Technology
  • Government
  • Animal
  • Society
  • Teenage issues

Bạn có thể tham khảo tài liệu từ Collins – Get ready for IELTS Writing và Collins – Writing for IELTS.

5. IELTS Speaking

Kinh nghiệm học IELTS cho người mới bắt đầu ở giai đoạn này là làm quen và luyện Part 2 IELTS Speaking. Giám khảo sẽ yêu cầu bạn nói về 1 chủ đề trong thời gian 3-4 phút.

Bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị, sau đó sẽ bắt đầu bài nói. Sau khi kết thúc phần nói, giám khảo có thể sẽ hỏi bạn thêm một câu hỏi phụ để khai thác nhiều hơn khả năng của bạn.

Để có được một bài thi IELTS Speaking hoàn hảo và tốt nhất, ở giai đoạn này bạn cần phải học từ vựng và các cụm từ chuyên dành cho các chủ đề trong IELTS.

Mặc dù trong phần thi IELTS Speaking sẽ có vô số câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác nhau, nhưng tất cả những câu hỏi này thường chỉ xoay quanh 10 key topics sau:

  • Crime
  • Energy and Environment
  • Home and Housing
  • Traffic
  • Health
  • Education
  • Media
  • People
  • Work
  • Culture

Bạn nhất định cần phải thuộc nằm lòng những từ vựng và cụm từ vựng cho các chủ đề này. Có nghĩa là khi nhận câu hỏi từ giám khảo, bạn chỉ cần suy nghĩ trong vòng 2-3 giây để bật ra hàng tá từ vựng – cụm từ vựng liên quan đến chủ đề đó. Từ đó, bạn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng để trả lời bất kỳ câu hỏi nào đến từ giám khảo.

Giai đoạn 4: Về đích – Luyện đề

Ở chặng cuối cùng này, sau khi đã nắm được từng dạng bài và cách làm bài, các bạn bắt đầu vào giai đoạn luyện đề - Anh ngữ EduPath
Ở chặng cuối cùng này, sau khi đã nắm được từng dạng bài và cách làm bài, các bạn bắt đầu vào giai đoạn luyện đề.

1. Mục tiêu

Ở chặng cuối cùng này, sau khi đã nắm được từng dạng bài và cách làm bài, các bạn bắt đầu vào giai đoạn luyện đề. Ở giai đoạn nước rút này, ngoài việc làm quen với việc giải bài thi trong thời gian quy định, bạn vẫn cần phải trau dồi kiến thức, từ vựng mới từ những đề bạn đã giải.

Đồng thời, bạn cũng cần khắc phục những điểm yếu của bản thân trong quá trình giải đề ở giai đoạn này. Ví dụ như chưa biết cách phân bổ thời gian, chưa nắm rõ kỹ năng đọc nhanh, thiếu sự tập trung trong xuyên suốt 4 bài nghe,…

2. Listening & Reading

Bạn có thể bắt đầu luyện Listening & Reading từ quyển Cambridge Practice Test for IELTS. Hãy tập trung vào nhiều yếu tố khác nhau như thì của động từ, phát âm, nghĩa của đoạn văn, tìm đáp án,… để nâng cao trình độ.

3. Writing

Với kỹ năng viết, bạn nên tiếp tục luyện thật nhiều đề, đặc biệt là đề thi thật từ các kỳ thi trước. Bạn cũng có thể tham khảo các bài mẫu để cải thiện từ vựng, mẫu câu và cách diễn đạt ý.

Bạn có thể tham khảo cuốn Write Right để rèn kỹ năng Writing ở giai đoạn này.

4. Speaking

Khi đã nắm chắc Part 1 và Part 2, bạn có thể bắt đầu luyện Part 3 IELTS Speaking ở giai đoạn cuối này. Ở phần này, bạn sẽ phải trả lời thêm một số câu hỏi liên quan đến topic ở phần 2.

Đây là phần bạn cần thể hiện được hết khả năng hiểu biết của bản thân, sử dụng những cấu trúc phức tạp hơn để có thể “ăn điểm” một cách trọn vẹn.

Theo kinh nghiệm học IELTS cho người mới bắt đầu, bạn nên sử dụng format AREA để trả lời câu hỏi với 4 ý chính: Answer, Reason, Example và Alternative.

Kinh nghiệm, lưu ý học IELTS cho người mới bắt đầu

Ngoài việc nắm rõ và tuân thủ theo lộ trình, hãy cùng EduPath bỏ túi những kinh nghiệm và lưu ý đắt giá ngay bên dưới nhé!

Kinh nghiệm thiết lập thời gian học IELTS

Kinh nghiệm trong việc lập trình thời gian học IELTS mà nhiều bạn học viên EduPath đã áp dụng và thành công - Anh ngữ EduPath
Kinh nghiệm trong việc lập trình thời gian học IELTS mà nhiều bạn học viên EduPath đã áp dụng và thành công.

Dưới đây là một vài kinh nghiệm trong việc lập trình thời gian học IELTS mà nhiều bạn học viên EduPath đã áp dụng và thành công:

  • Khi sắp xếp lịch học, bạn cần phải trừ hao thêm 5 giờ học cho mỗi ngày. Vì chắc chắn sẽ có những lúc bạn sẽ gặp việc đột xuất cần giải quyết như việc gia đình, gặp bạn bè, đối tác,..
  • Nếu quỹ thời gian của bạn hạn hẹp và bạn phải di chuyển tầm 1 – 2 giờ mỗi ngày để đến các trung tâm ôn luyện thì tốt nhất là bạn nên xem xét kỹ càng xem, trung tâm mà mình đang theo học có đáng để mình dành nhiều thời gian như vậy để di chuyển không hay có thể hoàn toàn tự ôn luyện tại nhà. Hoặc cũng có thể tìm kiếm trung tâm gần hơn và có chất lượng giảng dạy tốt hơn
  • Phải luôn giữ nhịp học đều đặn như kế hoạch lúc đầu đã đề ra. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng “hưng phấn” những buổi đầu và dần “buông thả” càng về sau

Sử dụng từ điển tiếng Anh

EduPath hiểu rằng với những người mới bắt đầu luyện thi IELTS, sử dụng từ điển Anh-Anh là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đây là thói quen rất có lợi cho việc ôn luyện IELTS, giúp bạn hiểu rõ từ, sử dụng đúng ngữ cảnh, tránh các lỗi diễn đạt,…

Đầu tư các thiết bị hỗ trợ

Để luyện thi IELTS hiệu quả, các thiết bị hỗ trợ là trợ thủ đắc lực không thể thiếu. Laptop. điện thoại, tai nghe và kết nối mạng internet ổn định sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học, đặc biệt là khi bạn học các khóa Online.

Sách vở, tài liệu cũng nên được cân nhắc đầu tư.

Tạo không gian học tập thoải mái

Để có hiệu suất học tập tối ưu nhất, bạn nên lựa chọn địa điểm, không gian học tập hỗ trợ cho việc học. Một số yếu tố cần xem xét là: không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn, thoải mái, tạo cảm hứng học tập,…

Chủ động liên hệ với giáo viên khi cần giúp đỡ

Không nên “ngại” hỏi, nhất là khi bạn là người mới bắt đầu luyện thi IELTS. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu và cần giúp đỡ, hãy chủ động liên hệ với giáo viên nhé!

Tham gia vào các nhóm thảo luận IELTS trực tuyến

Bạn có thể tương tác với những người cũng đang học và thi IELTS trên lớp hoặc trên các cộng đồng học IELTS ở Facebook để cập nhật đề thi, đáp án và mở mang nhiều kiến thức, tích lũy các ‘tips’ và kinh nghiệm hay.

Chủ động tự học và tìm kiếm thông tin

Kinh nghiệm ‘xương máu’ học IELTS cho người mới bắt đầu là tinh thần tự giác học tập. Dù bạn có học trên lớp hay đăng ký các khoá học tại trung tâm thì thời gian 6-10 tiếng/1 tuần cũng không đủ để bạn nâng Band nhanh chóng.

Nếu bạn muốn tiến bộ, hãy chủ động tự học, tìm kiếm thêm thông tin, làm nhiều dạng bài tập và đề ôn luyện khác nhau. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ ngơi giải trí, hãy chọn xem phim/nghe nhạc bằng tiếng Anh để não bộ được quen và có phản xạ tốt hơn.

Một trong những bí quyết luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả chính là biết cách cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi - Anh ngữ EduPath
Một trong những bí quyết luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả chính là biết cách cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi.

Có thời gian học tập và nghỉ ngơi đúng lúc

Một trong những bí quyết luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả chính là biết cách cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi. Đừng vì mong muốn nhanh chóng đạt được mục tiêu mà bạn ‘điên cuồng’ giải 4-5 đề IELTS một ngày, học 200 từ vựng mỗi tuần hay cùng làm Reading, Writing, Listening trong một buổi.

Chăm chỉ, tự học và có tinh thần cầu tiến là tốt nhưng việc cân bằng giữa học hành và nghỉ ngơi, thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu não bộ phải hoạt động liên tục và căng thẳng quá mức, bạn có thể bị phản ứng ngược và khó đạt được kết quả như mong muốn.

Do đó, hãy theo sát lộ trình luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu mà EduPath đã gợi ý để lên kế hoạch học tập, nghỉ ngơi sao cho hợp lý và hiệu quả.

Một số câu hỏi thường gặp cho người mới bắt đầu luyện thi IELTS

Làm thế nào để tự học IELTS 7.0 trong 4 tháng?

Người mới bắt đầu có nên tự học IELTS hay nên tìm đến các trung tâm?

Khi bắt đầu học IELTS, việc tự học hoặc tìm đến các trung tâm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một số lợi ích và điểm cần lưu ý cho cả hai phương pháp:

  • Tự học IELTS cho phép bạn linh hoạt trong việc lựa chọn thời gian và nơi học, điều chỉnh tốc độ học tập nhưng cũng yêu cầu sự tự chủ trách nhiệm cá nhân cao
  • Nếu tìm đến các trung tâm, bạn sẽ được cung cấp môi trường học tập chuyên nghiệp và giáo viên có kinh nghiệm. Chương trình học của trung tâm cũng được đảm bảo về chất lượng. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với các bạn học viên khác

Theo EduPath, nếu bạn đã lâu không tiếp xúc với tiếng Anh, mất gốc tiếng Anh hoặc lần đầu làm quen với IELTS, chưa biết gì về IELTS hoặc không chủ động được trong việc lên lộ trình học thì câu trả lời là không nên tự học. Tìm đến sự hỗ trợ của các trung tâm sẽ giúp quá trình ôn luyện của bạn được đẩy nhanh tốc độ và thuận tiện hơn nhiều.

Khi nào thì mình nên bắt đầu học IELTS?

Chứng chỉ IELTS thường có thời hạn 2 năm. Bạn nên cân nhắc thời điểm cần sử dụng chứng chỉ IELTS để đăng ký lịch thi phù hợp.

Tuy nhiên, không nhất thiết là chỉ khi nào gần đến ngày cần sử dụng chứng chỉ thì mới bắt đầu học IELTS. Bạn có thể bắt đầu học càng sớm càng tốt. Càng có nhiều thời gian thì bạn càng có thêm cơ hội nâng cao ‘trình IELTS’ vững chắc hơn, phải không nào?

Học IELTS mất bao lâu?

Trên thực tế, không thể có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này. Thời gian học IELTS phụ thuộc nhiều vào trình độ tiếng Anh hiện tại, Band điểm mục tiêu và thời gian sắp xếp lịch ôn luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu.

EduPath đồng hành cùng người mới bắt đầu luyện thi IELTS chinh phục IELTS 6.5 – 7.0

Nếu đã đọc đến dòng cuối cùng này, EduPath hiểu là bạn đã quyết tâm rất nhiều để bắt đầu bước vào cuộc chiến IELTS. Việc chuẩn bị được tinh thần như thế này là điều đáng mừng, mong rằng bạn sẽ giữ vững được tinh thần này để bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức sắp tới!

Lời khuyên nhỏ cuối cùng mà EduPath muốn gửi đến các bạn: IELTS dù gì cũng chỉ là một bước đệm trong cuộc đời sự nghiệp của bạn. Vì thế, bạn đừng tự biến nó trở thành áp lực hay căng thẳng cho bản thân.

Muốn ôn luyện IELTS hiệu quả, bạn phải luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái nhất, đây là một yếu tố rất lớn góp phần giữ vững tâm lý trong cuộc thi và giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu IELTS của mình trong tương lai gần sắp tới.

EduPath thấu hiểu lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu từ con số 0 không hề dễ dàng. Đặc biệt nếu bạn muốn đặt mục tiêu là các Band điểm như IELTS 6.5 và IELTS 7.0.

Tuy nhiên không gì là không thể, chỉ cần bạn đủ quyết tâm và chọn đúng người bạn đồng hành! Để đạt được mục tiêu, bạn có thể để lại bình luận bên dưới mong muốn của bạn, EduPath sẽ liên hệ hỗ trợ bạn Test kỹ năng miễn phí và tư vấn lên lộ trình luyện thi phù hợp với bạn nhất nhé!

Don Phan

Tôi hiện tại là Cố vấn Học thuật cấp cao của EduPath Test Prep, có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy luyện thi và cố vấn du học với phương châm “Giáo dục không phải là việc đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng một ngọn lửa" (William Butler Yeats). Tôi cùng với đội ngũ giáo viên EduPath luôn nỗ lực để mang đến những bài giảng tận tâm, chất lượng, tạo nên một địa chỉ luyện thi SAT, IELTS đáng tin cậy và trung tâm tiếng Anh học thuật hàng đầu trong khu vực

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Chọn văn phòng Anh Ngữ EduPath gần bạn nhất:

    Chọn khoá học quan tâm:





    Share